Tích hợp nội dung giáo dục địa phương vào trong các môn học và hoạt động giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết căn bản những vấn đề về văn hóa, lịch sử, địa lý kinh tế xã hội, môi trường hướng nghiệp của địa phương. Từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu những vấn đề đã học để góp phần bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống văn hóa của quê hương, phát triển năng lực phẩm chất và vận dụng những kiến thức đã học để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Sau buổi tập huấn và dự giờ chuyên đề cấp
trường về “Thực hiện
tích hợp nội dung
giáo dục địa phương lớp 5” vào môn học và hoạt
động giáo dục. Chiều ngày 23 tháng 10 năm 2024, tổ
chuyên môn 5 đã tổ chức chuyên đề cấp tổ với tiết dạy Âm nhạc lớp 5 - Chủ đề 2:
Giai điệu quê hương với bài Tổ chức hoạt động vận dụng – sáng tạo (tiết 4) do đồng
chí Bùi Thị Bảy thể thiện.
Tham gia buổi sinh hoạt có đầy đủ các đồng chí trong tổ
chuyên môn 5. Mở đầu là màn khởi
động cho cả lớp vận động theo nhạc bài hát “Trang trại vui vẻ” đã lôi cuốn học sinh vào bài học mới
một cách đầy hứng thú. Các em lần lượt thể hiện được tài năng của mình
qua phần đọc tiết tấu, hòa nhạc và bè giai điệu với hai nhạc cụ sáo và kèn phím. Đặc
biết lôi cuốn nhất trong tiết dạy hôm nay là phần trình bày hòa tấu các nhạc cụ
gõ đệm cho bài hát Lý đất giồng được các em thể hiện rất sôi nổi. Tài liệu giáo
dục địa phương đã được giáo viên tích hợp vào hoạt động 3 một cách đầy cuốn
hút, lôi kéo các em vào bài dạy của mình. Từ việc lựa chọn các nội dung tích
hợp, cách lồng ghép cũng như truyền tải được nội dung về một số loại hình nghệ
thuật dân gian ở Quảng Bình một cách hợp lí. Qua đó truyền tải cho các em được
giai điệu hò khoan Lệ Thủy là một trong những di sản phi vật thể quốc gia công
nhận. Các em học sinh tham gia tích cực, sôi nổi vào bài học, thể hiện được tài
năng ca hát của mình.
Sau
tiết dạy, dưới sự điều hành của đồng chí Hồ Thị Tuyết, tổ trưởng chuyên môn tổ 5,
các giáo viên đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ về các tiết dạy một cách thiết
thực trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học nội dung giáo dục địa
phương.
Kết
thúc buổi sinh hoạt chuyên môn được thực hiện thành công, các giáo viên trong
tổ đã tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm dạy học cho bản thân. Hy vọng rằng,
trong thời gian tới tất cả giáo viên trong tổ sẽ nâng cao thêm kiến thức chuyên
môn cho bản thân về nội dung “Tích hợp giáo dục địa phương trong dạy học và các
hoạt động giáo dục” một cách thành công nhất.
Một
số hình ảnh của buổi sinh hoạt chuyên môn: